Châu Mĩ (tên tiếng Anh là America) là một châu lục nằm ở phía Tây Bán Cầu. Châu lục này khá rộng lớn, trải dài từ Bắc xuống Nam. Châu Mĩ bao gồm 3 phần chính, đó là: lục địa Bắc Mĩ, eo đất Trung Mĩ và lục địa Nam Mĩ. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau so sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với đặc điểm địa hình Bắc Mĩ nhé!
Sơ lược về địa hình châu Mĩ
Diện tích của Châu Mĩ đứng thứ hai trên thế giới, rộng hơn 42 triệu km2. Châu lục này trải dài trên nhiều vĩ độ từ Bắc đến Nam. Khoảng cách từ 2 cực của châu Mĩ, từ bán đảo Boothia ở phía Bắc Canada và Mũi Forward của Chile là khoảng 14.000 km (tương đương 8.700 dặm). Ở phần phía tây Bắc Mỹ, địa hình bị chi phối bởi dãy Cordillera. Còn ở phía tây Nam Mĩ dãy Andes chạy ở vùng ven biển. Andes và Rocky là hai dãy núi có đỉnh cao nhất ở châu lục này.
So sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với đặc điểm địa hình Bắc Mĩ
Đặc điểm giống nhau về địa hình Nam Mĩ với Bắc Mĩ
Cấu trúc địa hình của Nam Mĩ và Bắc Mĩ đều rất đơn giản. Phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp, ở giữa là đồng bằng và phía Tây là các ngọn núi trẻ. Đồng bằng ở giữa khá bằng phẳng trải rộng trên khắp lục địa với độ cao thấp đa dạng. Ở Bắc Mĩ, phần đồng bằng chiếm khoảng 5 triệu km2. Tương tự như vậy, đồng bằng Nam Mĩ nằm chủ yếu ở Đông Bắc. Đây là một vùng đất rộng lớn và bằng phẳng của bồn địa Amazon.
Đặc điểm khác nhau về địa hình Nam Mĩ với Bắc Mĩ
– Bắc Mĩ tọa lạc ở Bắc Bán cầu. Phía bắc của lục địa này giáp với Bắc Băng Dương, Phía đông giáp với Đại Tây Dương, phía tây của Bắc Mĩ giáp với Thái Bình Dương mênh mông. Phía nam giáp rộng lớn giáp với và lục địa Nam Mỹ và 3 biển: Caribbean, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương
– Nam Mĩ tọa lạc ở phía Nam Bán cầu. Phía bắc giáp với khu vực Bắc Mĩ. Phía đông giáp với Đại Tây Dương, phía tây cũng giáp với Thái Bình Dương. Phía nam giáp với Nam Cực.
– Phía đông Bắc Mĩ đa phần là núi già. Ngược lại phía đông của Nam Mĩ lại là cao nguyên.
– Hệ thống núi Cordillera chiếm một nửa lục địa Bắc Mĩ. Tuy nhiên ở Nam Mĩ, hệ thống Andes chỉ chiếm một phần diện tích rất nhỏ. Dãy núi Andes tương đối trẻ và địa chấn. Nó chạy dọc theo rìa phía tây của lục địa. Vùng đất ở phía đông của miền bắc Andes chính là lưu vực sông Amazon rộng lớn và phần lớn là vùng nhiệt đới rừng mưa.
– Tại Nam Mĩ xuất hiện chủ yếu là đồng bằng thấp. Hơn nữa một chuỗi các đồng bằng nối liền với nhau Ngược lại ở Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phần phía bắc và thấp dần về phần phía nam
– Bắc Mĩ là lục địa lớn thứ ba trên thế giới. Phía Bắc Mĩ là dãy núi Appalachian và phía Đông là dãy núi Rocky trẻ hơn về mặt địa chất học. Nhiều hồ, sông băng được hình thành từ thời kỳ băng hà tập trung ở phía Bắc. Nổi bật nhất phải kể đến Ngũ Đại Hồ. Các lưu vực lớn ở Bắc Mỹ đều đổ từ phía Bắc về phía đông như: sông Saint Lawrence đổ về Đại Tây Dương hoặc sông Mississippi và Rio Grande đổ về vịnh Mexico.
– Lục địa Nam Mĩ thì nhỏ hơn. Lục địa này bao gồm nhiều hòn đảo lớn nhỏ. Hầu hết trong số chúng thuộc về các quốc gia trên lục địa. Những hòn đảo này trở thành các khu du lịch, nghỉ dưỡng tuyệt đẹp và đắt giá. Chúng thu hút rất nhiều khách du lịch, hàng năm đem lại lợi nhuận cao cho các quốc gia sở hữu chúng. Các quốc gia Nam Mỹ giáp Biển Caribe. Vậy nên Colombia và Venezuela còn được gọi là Caribê Nam Mỹ.
Tìm hiểu thêm
– Các quốc gia: Bắc Mĩ Gồm 3 nước lớn: Canada, Mexico và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Nam Mĩ gồm 16 quốc và và vùng lãnh thổ: Argentina, Venezuela, Bolivia, Brazil, Colombia, Paraguay, Ecuador, Guyana, Perú, Suriname, Chile, Uruguay. Các nước còn lại nằm ở phần Trung Mĩ. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là nước lớn nhất trong châu Mĩ (và trên thế giới nói chung), chi phối toàn bộ kinh tế của các nước Nam Mĩ. Tiếp đó phải kể đến các nền kinh tế lớn như Canada, Mexico và Brazil.
– Khí hậu: Vì Bắc Mỹ rộng lớn, trải theo vĩ độ nên khí hậu rất đa dạng. Điển hình là từ khí hậu Bắc Cực cho đến khí hậu nhiệt đới. Cũng giống như Bắc Mĩ, khí hậu Nam Mĩ không kém phần đa dạng như nhiệt đới, ôn đới, hay khí hậu Nam cực.
– Ngôn ngữ: có nhiều ngôn ngữ được sử dụng tại Bắc và Nam Mĩ. Chiếm phần lớn trong số đó là tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha. Có một số nước nhỏ dùng tiếng Pháp và tiếng Hà Lan.
– Tôn giáo: Đạo Kitô giáo chiếm 85% ở Bắc Mĩ. Trong khi đó tôn giáo này chiếm 93% ở Nam Mĩ. Ngoài ra còn có 1 số tôn giáo khác như: Tin Lành, Hồi giáo, Do Thái Giáo.
Qua bài viết so sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với đặc điểm địa hình Bắc Mĩ, hy vọng các bạn có thêm được những kiến thức xã hội quý báu.