Ở Việt Nam hiện nay, lợi ích của cổ đông thiểu số được hiểu là giá trị tài sản thuần và một phần trong kết quả hoạt động của công ty con. Lợi ích của cổ đông thiểu số trong tài sản thuần của một công ty con sẽ bị hợp nhất thành chỉ tiêu riêng biệt tách khỏi phần nợ phải trả và phần vốn sở hữu của cổ đông ở công ty mẹ. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn đọc biết về những lợi ích cũng như quyền hạn và nghĩa vụ cơ bản của cổ đông thiểu số
Thế nào là cổ đông thiểu số?
Cổ đông thiểu số nghĩa là một cá nhân hoặc tổ chức nào đó sở hữu ít cổ phần trong một công ty so với cổ đông nắm quyền điều hành và kiểm soát trong công ty. Xác định cổ đông thiểu số dựa vào hai yếu tố sau đây:
- Thứ nhất: tổng số cổ phần mà cổ đông sở hữu (phần trăm cổ phần có quyền thực hiện biểu quyết) hoặc phần vốn góp của họ (tỷ lệ phần trăm) trong vốn công ty
- Thứ hai: khả năng của mỗi cổ đông trong việc tác động đến các chính sách kinh doanh, chiến lược phát triển, chọn người quản lý công ty,… hay nói cách khác đó là vai trò của cổ đông khi họ thực hiện quyền biểu quyết trong các vấn đề của công ty
Những lợi ích của cổ đông thiểu số là gì?
Lợi ích của cổ đông thiểu số trong tài sản thuần gồm có:
- Giá trị lợi ích của cổ đông thiểu số tại ngày “Hợp nhất kinh doanh” sẽ được xác định phù hợp với chuẩn mực kế toán
- Phần lợi ích của các cổ đông thiểu số sẽ nằm trong sự biến động của tổng vốn chủ sở hữu kể từ ngày được hợp nhất kinh doanh
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông thiểu số trong công ty
Quyền của cổ đông thiểu số
Nhóm quyền tài sản
Giống như những cổ đông lớn khác, cổ đông thiểu số sẽ có quyền được nhận cổ tức theo mức quyết định của Đại hội đồng cổ đông trong mỗi công ty. Trong trường hợp công ty vi phạm những quy định về trả cổ tức, cổ đông có quyền nộp đơn khởi kiện yêu cầu tòa án buộc công ty cổ phần phải tuân thủ. Điều này góp phần củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào công ty cổ phần
Các cổ đông đã sáng lập ra công ty thông thường sẽ là những cổ đông lớn vì vậy họ phải có trách nhiệm gắn bó mật thiết với công ty, không được tự ý từ bỏ chức vụ của mình ở công ty. Khi một cổ đông sáng lập muốn rời khỏi công ty bắt buộc phải có sự đồng ý của các cổ đông đồng sáng lập khác. Điều này cũng là để bảo vệ cổ đông thiểu số, đặc biệt là các cổ đông đến mua cổ phần sau khi công ty được thành lập
Bên cạnh đó, cổ đông thiểu số cũng có các quyền khác về tài sản như: quyền được nhận một phần tài sản tương ứng khi công ty giải thể hoặc phá sản, được ưu tiên mua cổ phần mới khi công ty bán ra thị trường,…
Nhóm quyền quản trị công ty
Một trong những công cụ pháp lý để bảo vệ cổ đông thiểu số là Bầu dồn phiếu, mục đích cơ bản của việc này chính là tăng cường sự có mặt của các cổ đông thiểu số trong Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của công ty, đồng thời đảm bảo cho sự điều hòa quyền hành giữa các nhóm cổ đông với nhau
Khi các cổ đông thiểu số liên kết lại tạo thành nhóm cổ đông công ty, họ sẽ có quyền cử người vào Hội đồng quản trị hoặc ban kiểm soát. Đây là một bước ngoặt tạo cơ hội cho các cổ đông thiểu số có thể tiến vào bộ máy quản lý công ty, trực tiếp giám sát các hoạt động trong công ty và bảo đảm lợi ích chính đáng cho bản thân
Nhóm quyền về thông tin
Cổ đông trong công ty có quyền được nắm bắt thông tin về công ty một cách đầy đủ, quyền bầu và miễn nhiệm thành viên, quyền chuyển nhượng cổ phần. Như vậy, cổ đông thiểu số sẽ có cơ hội được tiếp cận nhanh các thông tin để có thể kiểm soát và theo dõi được tình hoạt động kinh doanh của công ty, bảo đảm những quyền lợi hợp pháp của mình. Tuy nhiên, vẫn còn khá hạn chế lượng thông tin đã phần nào làm cản trở hoạt động của các cổ đông thiểu số
Nhóm quyền mang tính khắc phục
Cổ đông hoặc nhóm cổ đông có cổ phần từ 1% trở lên sẽ có quyền tự mình khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên trong Hội đồng quản trị của công ty. Bên cạnh đó, những cổ đông này còn có thể nhân danh công ty khởi kiện người quản lý khi phát hiện họ có những hành vi vi phạm, gây thiệt hại cho công ty. Như vậy, những người vi phạm này sẽ phải bồi thường thiệt hại đã gây ra, góp phần bảo vệ lợi ích của cổ đông thiểu số
Người quản lý công ty có nghĩa vụ gì?
Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần và tất cả thành viên trong Hội đồng đều phải chịu trách nhiệm khi họ không thực hiện đúng quy định pháp luật. Đây cũng là quy định giúp đảm bảo hơn về quyền lợi của cổ đông thiểu số
Kết luận
Bài viết trên đây chúng tôi đã cung cấp đầy đủ những thông tin về lợi ích của cổ đông thiểu số cho bạn đọc, bạn có thể tham khảo và đọc bài để có thể hiểu rõ hơn. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích cho các bạn khi bạn muốn đầu tư để trở thành một cổ đông trong công ty cổ phần ở Việt Nam.