Trong giới Y học, những căn bệnh dễ gặp phải nhất ở cả người lớn và trẻ em đó là bệnh liên quan đến máu huyết. Tiêu biểu là các yếu tố quan trọng cân bằng hệ thống máu trong cơ thể đó chính là tiểu cầu và bạch cầu. Vậy theo bạn, nếu một người mắc phải bệnh giảm tiểu cầu có chữa được không? Bài viết này sẽ giúp bạn đưa ra lời giải đáp chính xác và hợp lý về kiến thức, nội dung ở căn bệnh này.

Tiểu cầu là gì? Bệnh giảm tiểu cầu là gì?
Tiểu cầu là gì?
- Tiểu cầu là một trong ba loại tế bào máu của cơ thể bao gồm tiểu cầu, bạch cầu, hồng cầu. Chúng được hình thành nhờ tủy xương và có hình dáng vô cùng nhỏ bé, đồng thời tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong việc cầm máu, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể con người.

- Chức năng tiểu cầu: tiểu cầu giúp đông máu, cầm máu khi gặp sự cố bên ngoài môi trường, bên cạnh đó chúng có nhiệm vụ bảo vệ các thành mạch không tiếp xúc với không khí, vì vậy tránh được việc nhiễm trùng vết thương.
Bệnh giảm tiểu cầu là gì?
Ngày nay, một số bệnh về tế bào trong máu như tiểu cầu, bạch cầu thường rất phổ biến so với các bệnh khác. Phần lớn là bệnh thiếu tiểu cầu bên trong cơ thể của con người.
Bệnh giảm tiểu là căn bệnh thiếu tiểu cầu hay hiểu theo cách khác là số lượng tế bào tiểu cầu bên trong cơ thể bị suy giảm.
Khi cơ thể chúng ta gặp phải tình trạng thiếu tiểu cầu thì các quá trình đông tụ các mạch máu không được diễn ra bình thường, bởi số lượng tiểu cầu không đủ nên chúng không thực hiện được chức năng cầm máu, chính lẽ đó sẽ xảy ra tình trạng đáng tiếc như xuất huyết, máu khó đông,… ảnh hưởng xấu đến cơ thể người.
Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh giảm tiểu cầu? Biểu hiện chúng ra sao?

Các nguyên nhân dẫn đến bệnh giảm tiểu cầu
- Tình trạng nhiễm trùng: vết thương hở sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào trong máu.
- Do bị nhiễm các bệnh như viêm gan, sởi, lá lách to hơn bình thường,…chúng phá hoại máu tiểu cầu và làm giảm tiểu cầu ở tủy xương. Ngoài ra, viêm về đa khớp, động mạch cũng là nguyên do làm giảm tiểu cầu trong tế bào máu.
- Chất độc hại từ các loại thuốc chúng ta thường hay sử dụng như thuốc cảm, thuốc an thần, thuốc kháng sinh,…
Những biểu hiện thường thấy của bệnh giảm tiểu cầu
- Người bị giảm tiểu cầu thường dễ bị xuất huyết ở da, niêm mạc, bên trong nội tạng, phổi, hệ tiêu hóa và ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục của nữ,…
- Chảy máu cam, nướu răng và xuất hiện nhiều vết bầm do hiện tượng máu đông tụ lại, vì vậy cơ thể sẽ có dấu hiệu thiếu máu như mức độ xuất huyết của bệnh này.
Những biểu hiện của bệnh giảm tiểu cầu thường dễ nhận thấy bằng mắt thường nên người bị bệnh sẽ không tránh được lo lắng và phiền toái với suy nghĩ rằng liệu bệnh này có thể chữa khỏi không và biện pháp để ngăn ngừa, tăng cường miễn dịch để chống lại chúng.
Bệnh giảm tiểu cầu có chữa được không?
Hầu như bệnh giảm tiểu cầu không ảnh hưởng gì đến hoạt động bình thường của người bệnh nhưng chúng ta đừng chủ quan vì nếu chúng biến chứng sang các bệnh liên quan khác, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tính mạng.
Việc phát triển về Y học đã giúp cho y tế có thể chữa trị được căn bệnh thiếu hụt tiểu cầu này một cách hiệu quả và chất lượng nhất. Cụ thể nhất là các phương pháp điều trị dưới đây:
- Truyền tiểu cầu: phương pháp này giúp bệnh nhân cầm máu tạm thời, đồng thời kết hợp với các loại thuốc đặc trị để tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch cho cơ thể người bệnh.
- Thực hiện phẫu thuật cắt lách: đối với phương pháp này thì chỉ phù hợp với người bệnh mãn tính đã và đang sử dụng thuốc Corticoides. Trong trường hợp bệnh tái phát thì người bệnh có thể dùng thêm thuốc đặc trị theo chỉ định của dược sĩ.
Ngoài ra, để bệnh giảm tiểu cầu có thể được chữa trị dứt điểm và hiệu quả thì người bệnh cần có một chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày một cách thường xuyên nhất.
Những việc cần làm hằng ngày để chữa khỏi bệnh giảm tiểu cầu
Trong sinh hoạt, vận động mỗi ngày
- Cần hạn chế những việc có thể gây va chạm, va đập mạnh dẫn đến chấn thương như võ thuật, bóng đá khi giải trí,…
- Trước khi sử dụng thuốc nào thì ta cần trao đổi và hỏi ý kiến của y sĩ, bác sĩ.
- Thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khỏe, cơ thể khỏe mạnh thì sẽ ít mắc bệnh này hơn.
Chế độ dinh dưỡng, ăn uống
- Tránh uống thức uống có cồn như rượu, bia vì trong đó có chứa cồn là một chất làm chậm quá trình sản xuất ra tiểu cầu mới. Song đó, hạn chế ăn lúa gạo trắng và những thực phẩm đông lạnh vì khi để lâu trong tủ lạnh chúng sẽ không còn dinh dưỡng như lúc ban đầu nữa.

- Ăn nhiều thực phẩm tươi sạch, bổ sung nhiều rau củ quả, thịt trứng để cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai đồng thời tăng cường hiệu quả khi đang trong quá trình chữa trị bệnh giảm tiểu cầu.
Trên đây là những nội dung đầy đủ và chính xác nhất trong việc giải đáp thắc mắc bệnh giảm tiểu cầu có chữa được không của bạn. Mong rằng với bài viết này có thể giúp bạn có thêm kiến thức về căn bệnh và áp dụng những biện pháp hiệu quả nhất khi điều trị bệnh.